Các cuộc tấn công mạng trên thế giới cũng như ở VN thời gian qua có quy mô, tính chất phức tạp, tinh vi, mức độ phá hoại ngày càng cao. Trong khi đó, đội ngũ nhân lực an toàn thông tin lại chưa thể đáp ứng.
Thiếu hụt cả lượng và chất
Số liệu của Bộ TT-TT cho thấy hiện VN có khoảng 50.000 lao động làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT), song nhu cầu trong lĩnh vực này vào khoảng 700.000 lao động.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục ATTT (Bộ TT-TT), cho biết nhân lực về an ninh mạng đang rất thiếu hụt. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin, chuyển đổi số, kỹ thuật số… ngày càng bùng nổ. Các cuộc tấn công mạng có tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi cũng như mức độ phá hoại ngày càng cao.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục ATTT (Bộ TT-TT), cho biết nhân lực về an ninh mạng đang rất thiếu hụt. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin, chuyển đổi số, kỹ thuật số… ngày càng bùng nổ. Các cuộc tấn công mạng có tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi cũng như mức độ phá hoại ngày càng cao.
Bạn trẻ học ngành ATTT có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao
Theo ông Khoa, để đảm bảo ATTT, nguồn nhân lực là vấn đề then chốt. Tuy nhiên, hầu như các cơ quan, tổ chức nhà nước ở địa phương chưa có cán bộ chuyên trách về ATTT, chủ yếu là nhân viên phụ trách công nghệ thông tin (CNTT) đảm nhận.
“Xu hướng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành an ninh mạng sẽ tiếp tục tiếp diễn và gia tăng trong những năm sắp tới khi các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, giao dịch điện tử”, ông Khoa nhận định.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS, cho rằng an ninh mạng chính là mối quan tâm quan trọng cần được đặt lên hàng đầu đối với nhà quản lý CNTT và các doanh nghiệp. Những năm gần đây, tần suất các cuộc tấn công mạng ngày càng dày đặc, gây tổn hại khôn lường. Dự báo, nhân lực ATTT sẽ còn tiếp tục thiếu hụt trầm trọng trong các năm tiếp theo.
Theo các chuyên gia bảo mật, trong bối cảnh chuyển giao sang nền công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa phát triển mạnh mẽ, không riêng gì các doanh nghiệp liên quan CNTT mới cần kỹ sư công nghệ, mà bất cứ doanh nghiệp sử dụng những công cụ hoặc sản phẩm dịch vụ có liên quan nền tảng công nghệ, đều cần một đội ngũ kỹ sư công nghệ để duy trì, phát triển, bảo mật… cho công ty.
Các vị trí đang thiếu hụt, cần tuyển dụng như: giám sát sự cố an ninh mạng; phân tích sự cố; chuyên gia tìm lỗ hổng. Trong đó, đội ngũ giám sát hệ thống an ninh mạng thiếu nhiều nhất, hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần.
“Xu hướng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành an ninh mạng sẽ tiếp tục tiếp diễn và gia tăng trong những năm sắp tới khi các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, giao dịch điện tử”, ông Khoa nhận định.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS, cho rằng an ninh mạng chính là mối quan tâm quan trọng cần được đặt lên hàng đầu đối với nhà quản lý CNTT và các doanh nghiệp. Những năm gần đây, tần suất các cuộc tấn công mạng ngày càng dày đặc, gây tổn hại khôn lường. Dự báo, nhân lực ATTT sẽ còn tiếp tục thiếu hụt trầm trọng trong các năm tiếp theo.
Theo các chuyên gia bảo mật, trong bối cảnh chuyển giao sang nền công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa phát triển mạnh mẽ, không riêng gì các doanh nghiệp liên quan CNTT mới cần kỹ sư công nghệ, mà bất cứ doanh nghiệp sử dụng những công cụ hoặc sản phẩm dịch vụ có liên quan nền tảng công nghệ, đều cần một đội ngũ kỹ sư công nghệ để duy trì, phát triển, bảo mật… cho công ty.
Các vị trí đang thiếu hụt, cần tuyển dụng như: giám sát sự cố an ninh mạng; phân tích sự cố; chuyên gia tìm lỗ hổng. Trong đó, đội ngũ giám sát hệ thống an ninh mạng thiếu nhiều nhất, hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần.
Cơ hội việc làm rất đa dạng
Mặc dù, mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này, nhưng nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lại rất ít. Do vậy, ngành ATTT vẫn khan hiếm nhân lực nên cơ hội việc làm rất đa dạng.
Với những bạn trẻ tốt nghiệp kỹ sư ngành ATTT, có thể làm chuyên viên bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp dịch vụ internet; chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc; chuyên viên phát triển phần mềm an toàn; chuyên viên mật mã; chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng; chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu; chuyên viên điều tra tội phạm mạng; chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng nhằm đảm bảo ATTT; chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố ATTT…
Theo Vietnamworks – website tuyển dụng trực tuyến tại VN, kỹ sư phần mềm, lập trình, chuyên gia bảo mật là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay. Nếu có kỹ năng tốt về bảo mật cùng các kỹ năng chuyên môn và tìm được vị trí việc làm ưng ý, bạn sẽ có mức lương trung bình từ 18 – 25 triệu đồng/tháng. Còn theo khảo sát của Trung tâm đào tạo ATTT CyberJutsu Academy thực hiện năm 2022 tại các công ty bảo mật cho thấy, mức lương trung bình của nhân sự ATTT có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm dao động trong khoảng 15 – 40 triệu đồng/người/tháng. Trong khi các sinh viên mới ra trường có lương trung bình 8 – 15 triệu đồng/người/tháng.
Trước nhu cầu thiếu hụt nhân lực, ông Trần Đăng Khoa cho biết lĩnh vực CNTT nói chung và ATTT nói riêng cơ hội việc làm rất rộng mở. “Nếu bạn trẻ yêu thích làm việc trong lĩnh vực ATTT, có kiến thức và có kỹ năng sẽ được tuyển dụng với mức lương rất cao. Có thể gấp 3 – 4 lần so với kỹ sư CNTT bình thường. Lương tối thiểu không dưới 30 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 200 triệu đồng”, ông Khoa nói.
Một giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT cho biết để thu hút nhân lực an ninh mạng, nhiều công ty sẵn sàng trả lương cao hàng ngàn USD vẫn không tuyển được người. Mức lương đưa ra tuyển dụng cũng đang là bài toán đau đầu đối với các doanh nghiệp.
Với những bạn trẻ tốt nghiệp kỹ sư ngành ATTT, có thể làm chuyên viên bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp dịch vụ internet; chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc; chuyên viên phát triển phần mềm an toàn; chuyên viên mật mã; chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng; chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu; chuyên viên điều tra tội phạm mạng; chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng nhằm đảm bảo ATTT; chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố ATTT…
Theo Vietnamworks – website tuyển dụng trực tuyến tại VN, kỹ sư phần mềm, lập trình, chuyên gia bảo mật là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay. Nếu có kỹ năng tốt về bảo mật cùng các kỹ năng chuyên môn và tìm được vị trí việc làm ưng ý, bạn sẽ có mức lương trung bình từ 18 – 25 triệu đồng/tháng. Còn theo khảo sát của Trung tâm đào tạo ATTT CyberJutsu Academy thực hiện năm 2022 tại các công ty bảo mật cho thấy, mức lương trung bình của nhân sự ATTT có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm dao động trong khoảng 15 – 40 triệu đồng/người/tháng. Trong khi các sinh viên mới ra trường có lương trung bình 8 – 15 triệu đồng/người/tháng.
Trước nhu cầu thiếu hụt nhân lực, ông Trần Đăng Khoa cho biết lĩnh vực CNTT nói chung và ATTT nói riêng cơ hội việc làm rất rộng mở. “Nếu bạn trẻ yêu thích làm việc trong lĩnh vực ATTT, có kiến thức và có kỹ năng sẽ được tuyển dụng với mức lương rất cao. Có thể gấp 3 – 4 lần so với kỹ sư CNTT bình thường. Lương tối thiểu không dưới 30 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 200 triệu đồng”, ông Khoa nói.
Một giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT cho biết để thu hút nhân lực an ninh mạng, nhiều công ty sẵn sàng trả lương cao hàng ngàn USD vẫn không tuyển được người. Mức lương đưa ra tuyển dụng cũng đang là bài toán đau đầu đối với các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân lực ATTT
Thống kê của Cục ATTT trong năm 2022, tổng số vụ tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại VN là 12.195, tăng 25,3% so với năm 2021. Trong đó, sự cố tấn công mạng, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến nhắm trực tiếp vào người dùng cá nhân đang có xu hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2023. Điều này cho thấy vai trò của chuyên viên ATTT là vô cùng quan trọng. Nhu cầu nhân sự vận hành, bảo mật thông tin là tất yếu và không ngừng tăng.
Nhằm khắc phục sự thiếu hụt nhân lực, cũng như cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao tại VN,
Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021 – 2025”. Mục tiêu cụ thể của đề án là lựa chọn, tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của nhà nước; đào tạo 5.000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT…
Ông Trần Đăng Khoa cho hay: “Để đáp ứng mục tiêu đề ra, từ nay đến 2025, các trường sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT cho các cơ sở đào tạo về ATTT. Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư, cử nhân chuyên ngành ATTT, gắn đào tạo với thực hành, thực tập trong môi trường làm việc thực tế”.
Nhằm khắc phục sự thiếu hụt nhân lực, cũng như cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao tại VN,
Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021 – 2025”. Mục tiêu cụ thể của đề án là lựa chọn, tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của nhà nước; đào tạo 5.000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT…
Ông Trần Đăng Khoa cho hay: “Để đáp ứng mục tiêu đề ra, từ nay đến 2025, các trường sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT cho các cơ sở đào tạo về ATTT. Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư, cử nhân chuyên ngành ATTT, gắn đào tạo với thực hành, thực tập trong môi trường làm việc thực tế”.
Năm 2023 Học viện Kỹ thuật mật mã tuyển sinh:
-
Ngành An toàn thông tin 05 chỉ tiêu tiến sĩ, 30 thạc sĩ, 330 Kỹ sư.
-
Ngành Công nghệ thông tin 130 chỉ tiêu kỹ sư.
-
Ngành điện tử viễn thông 100 chỉ tiểu.